Thứ Năm, 26 tháng 11, 2015

Lịch sử hình thành và phát triển của Panasonic

Tổng công ty Panasonic là một công ty điện tử tiêu dùng đa quốc gia của Nhật Bản có trụ sở tại Osaka. Từ khi thành lập vào năm 1918, công ty đã phát triển thành một trong những nhà sản xuất điện tử lớn nhất Nhật Bản cùng với Sony và Toshiba. Panasonic được xếp hạng công ty lớn thứ 65 trên thế giới trong năm 2010 theo Fortune và là một trong Top 20 lãnh đạo về chất bán dẫn toàn cầu.

Tổng công ty Panasonic là một công ty điện tử tiêu dùng đa quốc gia của Nhật Bản có trụ sở tại Osaka. Từ khi thành lập vào năm 1918, công ty đã phát triển thành một trong những nhà sản xuất điện tử lớn nhất Nhật Bản cùng với Sony và Toshiba. Panasonic được xếp hạng công ty lớn thứ 65 trên thế giới trong năm 2010 theo Fortune và là một trong Top 20 lãnh đạo về chất bán dẫn toàn cầu. Thống nhất thương hiệu 90 năm từ khi thành lập, tên của công ty luôn bắt đầu với Matsushita, tên đầy đủ là "Matsushita Electric Industrial Co, Ltd" (Công ty trách nhiệm hữu hạn công nghiệp điện tử Matsushita). Năm 1927, người sáng lập công ty đã sử dụng thương hiệu National (Quốc gia) cho một sản phẩm bóng đèn mới. Năm 1955, công ty lần đầu tiên dùng nhãn hiệu Panasonic cho loa âm thanh và đèn xuất khẩu. Năm 1965, công ty sử dụng thêm một thương hiệu là Technics. Trong tháng 5.2003, công ty dùng Panasonic thành thương hiệu toàn cầu của mình, và đặt khẩu hiệu toàn cầu "Panasonic ý tưởng cho cuộc sống".  Khởi đầu Panasonic được thành lập năm 1918 bởi Konosuke Matsushita, ban đầu chỉ sản xuất đui đèn. Năm 1927, công ty sản xuất bóng đèn xe đạp, sản phẩm đầu tiên ra thị trường dưới thương hiệu National. Họ vận hành các nhà máy ở Nhật Bản và các phần khác của châu Á. Đến cuối Thế chiến II, sản xuất các thiết bị điện như thiết bị chiếu sáng, động cơ và bàn là điện. Sau Thế chiến II, Panasonic tập hợp lại và bắt đầu sản xuất radio, các thiết bị điện và xe đạp. Tuy nhiên, lúc này Panasonic cũng gặp khó khăn khi anh rể của Matsushita, Toshio Iue thành lập Sanyo - một công ty cũng sản xuất những mặt hàng gần với Panasonic.  Xe đạp Panasonic/ National Khi Konosuke Matsushita còn nhỏ, được nhận làm con nuôi trong một gia đình sở hữu một cửa hàng xe đạp. Niềm đam mê xe đạp đã nhen nhóm trong ông từ đó. Năm 1945, Matsushita tiến hành việc sản xuất xe đạp chất lượng cao và phụ tùng. Xe đạp Panasonic sản xuất được bán ở Nhật Bản và cả nước ngoài. Bất chấp sự cạnh tranh từ các nhà sản xuất khác của Nhật, Matsushita đã ban hành một chính sách công ty cấm xe đạp chất lượng thấp bất kể lợi nhuận ra sao. Khi hãng xe đạp nổi tiếng Schwinn (Mỹ) muốn gia công xe ở nước ngoài để cắt giảm chi phí, họ đã chọn Panasonic. Không chỉ đáp ứng những tiêu chuẩn gắt gao của Schwinn, Panasonic còn xây dựng một số mô hình cho Schwinn. Trong những năm 1970 và 1980, Panasonic sản xuất nhiều loại xe đạp khung thép, và hoàn chỉnh nó theo công nghệ tiên tiến. Panasonic đã xây dựng được danh tiếng của mình cả về tính đồng nhất và chất lượng cao. Năm 1989, Konosuke Matsushita mất, đồng thời lợi nhuận sản xuất xe đạp không cao, Panasonic đã từ bỏ thị trường xe đạp Mỹ.  Ngành điện tử Từ những năm 1961, Konosuke Matsushita đi đến Mỹ và gặp gỡ các đại lý Mỹ. Panasonic bắt đầu sản xuất tivi cho thị trường Mỹ dưới thương hiệu Panasonic và mở rộng việc sử dụng thương hiệu sang châu Âu vào năm 1979. Công ty sử dụng thương hiệu National bên ngoài Bắc Mỹ từ những năm 1950 tới thập kỷ năm 1970. Bán tivi, máy thu stereo hi-fi, đa băng tần radio sóng ngắn và thường xuất khẩu sang Bắc Mỹ dưới nhiều thương hiệu khác nhau. Công ty cũng phát triển một dòng thiết bị gia dụng như nồi cơm điện cho các thị trường Nhật Bản và châu Á. Năm 1965, Công ty tung ra loại loa âm thanh hi-fi ở Nhật Bản với thương hiệu Technics. Dòng loa âm thanh stereo chất lượng cao đã được yêu thích trên toàn thế giới. Tiếp đó là các sản phẩm máy chơi nhạc SL-1200, nổi tiếng với độ chính xác cao và độ bền. Trong suốt những năm 1970 và đầu những năm 1980, Panasonic tiếp tục sản xuất thiết bị điện tử chất lượng cao, như radio sóng ngắn, máy thu âm thanh stereo, máy nghe đĩa CD, và các sản phẩm khác.  Năm 2004, Toyota đã sử dụng pin của Panasonic cho Toyota Prius, một chiếc xe thân thiện môi trường sản xuất tại Nhật Bản, mở ra cho Panasonic thêm những cơ hội lớn. Đầu năm 2006 Panasonic thông báo sẽ ngừng sản xuất tivi analog để tập trung vào tivi kỹ thuật số. Tháng 11.2008, Panasonic mua lại Sanyo. Việc sáp nhập hoàn thành vào tháng 12.2009, và kết quả là một tập đoàn khổng lồ với doanh thu hơn 110 tỷ USD ra đời.  Trong những năm gần đây công ty đã tham gia phát triển chuẩn đĩa quang mật độ cao dự định để thay thế các đĩa DVD và thẻ nhớ SD. Hiện tại, Panasonic đang mở rộng phạm vi sản phẩm của mình và tập trung vào những sản phẩm điện tử cao cấp nhất như bảng hiển thị LCD, tivi plasma, máy ghi DVD, các thiết bị chơi Blu-ray, điện thoại, lò vi sóng, máy chiếu, camera kỹ thuật số, máy tính xách tay


Thống nhất thương hiệu
90 năm từ khi thành lập, tên của công ty luôn bắt đầu với Matsushita, tên đầy đủ là "Matsushita Electric Industrial Co, Ltd" (Công ty trách nhiệm hữu hạn công nghiệp điện tử Matsushita). Năm 1927, người sáng lập công ty đã sử dụng thương hiệu National (Quốc gia) cho một sản phẩm bóng đèn mới. Năm 1955, công ty lần đầu tiên dùng nhãn hiệu Panasonic cho loa âm thanh và đèn xuất khẩu. Năm 1965, công ty sử dụng thêm một thương hiệu là Technics. Trong tháng 5.2003, công ty dùng Panasonic thành thương hiệu toàn cầu của mình, và đặt khẩu hiệu toàn cầu "Panasonic ý tưởng cho cuộc sống".

Khởi đầu
Panasonic được thành lập năm 1918 bởi Konosuke Matsushita, ban đầu chỉ sản xuất đui đèn. Năm 1927, công ty sản xuất bóng đèn xe đạp, sản phẩm đầu tiên ra thị trường dưới thương hiệu National. Họ vận hành các nhà máy ở Nhật Bản và các phần khác của châu Á. Đến cuối Thế chiến II, sản xuất các thiết bị điện như thiết bị chiếu sáng, động cơ và bàn là điện. Sau Thế chiến II, Panasonic tập hợp lại và bắt đầu sản xuất radio, các thiết bị điện và xe đạp. Tuy nhiên, lúc này Panasonic cũng gặp khó khăn khi anh rể của Matsushita, Toshio Iue thành lập Sanyo - một công ty cũng sản xuất những mặt hàng gần với Panasonic.

Xe đạp Panasonic/ National
Khi Konosuke Matsushita còn nhỏ, được nhận làm con nuôi trong một gia đình sở hữu một cửa hàng xe đạp. Niềm đam mê xe đạp đã nhen nhóm trong ông từ đó. Năm 1945, Matsushita tiến hành việc sản xuất xe đạp chất lượng cao và phụ tùng. Xe đạp Panasonic sản xuất được bán ở Nhật Bản và cả nước ngoài. Bất chấp sự cạnh tranh từ các nhà sản xuất khác của Nhật, Matsushita đã ban hành một chính sách công ty cấm xe đạp chất lượng thấp bất kể lợi nhuận ra sao. Khi hãng xe đạp nổi tiếng Schwinn (Mỹ) muốn gia công xe ở nước ngoài để cắt giảm chi phí, họ đã chọn Panasonic. Không chỉ đáp ứng những tiêu chuẩn gắt gao của Schwinn, Panasonic còn xây dựng một số mô hình cho Schwinn. Trong những năm 1970 và 1980, Panasonic sản xuất nhiều loại xe đạp khung thép, và hoàn chỉnh nó theo công nghệ tiên tiến. Panasonic đã xây dựng được danh tiếng của mình cả về tính đồng nhất và chất lượng cao.
Năm 1989, Konosuke Matsushita mất, đồng thời lợi nhuận sản xuất xe đạp không cao, Panasonic đã từ bỏ thị trường xe đạp Mỹ.

Lịch sử hình thành và phát triển của Panasonic


Ngành điện tử
Từ những năm 1961, Konosuke Matsushita đi đến Mỹ và gặp gỡ các đại lý Mỹ. Panasonic bắt đầu sản xuất tivi cho thị trường Mỹ dưới thương hiệu Panasonic và mở rộng việc sử dụng thương hiệu sang châu Âu vào năm 1979. Công ty sử dụng thương hiệu National bên ngoài Bắc Mỹ từ những năm 1950 tới thập kỷ năm 1970. Bán tivi, máy thu stereo hi-fi, đa băng tần radio sóng ngắn và thường xuất khẩu sang Bắc Mỹ dưới nhiều thương hiệu khác nhau. Công ty cũng phát triển một dòng thiết bị gia dụng như nồi cơm điện cho các thị trường Nhật Bản và châu Á. Năm 1965, Công ty tung ra loại loa âm thanh hi-fi ở Nhật Bản với thương hiệu Technics. Dòng loa âm thanh stereo chất lượng cao đã được yêu thích trên toàn thế giới. Tiếp đó là các sản phẩm máy chơi nhạc SL-1200, nổi tiếng với độ chính xác cao và độ bền. Trong suốt những năm 1970 và đầu những năm 1980, Panasonic tiếp tục sản xuất thiết bị điện tử chất lượng cao, như radio sóng ngắn, máy thu âm thanh stereo, máy nghe đĩa CD, và các sản phẩm khác.

Năm 2004, Toyota đã sử dụng pin của Panasonic cho Toyota Prius, một chiếc xe thân thiện môi trường sản xuất tại Nhật Bản, mở ra cho Panasonic thêm những cơ hội lớn. Đầu năm 2006 Panasonic thông báo sẽ ngừng sản xuất tivi analog để tập trung vào tivi kỹ thuật số. Tháng 11.2008, Panasonic mua lại Sanyo. Việc sáp nhập hoàn thành vào tháng 12.2009, và kết quả là một tập đoàn khổng lồ với doanh thu hơn 110 tỷ USD ra đời.

Trong những năm gần đây công ty đã tham gia phát triển chuẩn đĩa quang mật độ cao dự định để thay thế các đĩa DVD và thẻ nhớ SD. Hiện tại, Panasonic đang mở rộng phạm vi sản phẩm của mình và tập trung vào những sản phẩm điện tử cao cấp nhất như bảng hiển thị LCD, tivi plasma, máy ghi DVD, các thiết bị chơi Blu-ray, điện thoại, lò vi sóng, máy chiếu, camera kỹ thuật số, máy tính xách tay

Sưu tầm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét